Khi trẻ “quậy”
Ngày đăng: 22/10/2010
Lượt xem: 13825
Hầu như tất cả các trẻ em thỉnh thoảng đều khó chịu hoặc vòi vĩnh. Những hành vi quậy phá hoặc ngỗ ngược là những hành vi dai dẵng hay trở nên nghiêm trọng tới mức gây ra những rắc rối to lớn cho gia đình hoặc cộng đồng.
Cha Mẹ nên chú ý tới hành vi quậy phá hay hung hăng quá mức dù ở bất kỳ lứa tuổi nào. Không nên bỏ qua chuyện này, cho đó là một ‘giai đoạn’ hoặc là chuyện mà trẻ sẽ ‘lớn lên là hết’. Trẻ em hoặc trẻ vị thành niên có hành vi “quậy” có thể khởi đầu bằng những cơn nóng giận thường xuyên, cáu kỉnh, có hành vi bốc đồng, hoặc trở nên dễ dàng bực tức.
- Hành vi hung hăng
- Các cơn thịnh nộ, giận dữ
- Cử chỉ hung bạo
- Đánh lộn, đe dọa hay toan tính làm hại hay xúc phạm đến người khác
- Sử dụng vũ khí
- Độc ác hành hạ đối với thú vật nuôi trong nhà hay các thú vật khác.
- Cố ý hủy hoại tài sản, hay phá hoại công trình công cộng
Việc thi hành kỷ luật là nhằm giúp trẻ ý thức hơn, cha mẹ không nên gắt gao hay xử sự bất công với trẻ. Trừng phạt thân thể như đánh đòn, nhịn ăn thường khiến cho hành vi của trẻ càng trở nên khó bảo hơn. Khi trẻ chứng kiến những chuyện bạo hành trong gia đình thì cũng bị ảnh hưởng đến rối loạn hành vi ở trẻ. Cảnh bạo động trên truyền hình hay trong trò chơi game có thể cũng ảnh hưởng đến các trẻ nhỏ…
- Trẻ có cơn giận dữ thái quá.
Cơn giận dữ xảy ra khi trẻ cảm thấy bực tức hoặc căng thẳng. Các cơn giận dữ đôi lúc xảy ra thì cũng là một giai đoạn phát triển bình thường ở trẻ nhỏ. Cha mẹ chỉ nên lo ngại nếu cơn giận dữ trở nên quá đáng hay liên tục.
Một vài điều cha mẹ có thể làm để giúp trẻ nguôi cơn giận dữ là:
- Dành thời gian đều đặn, chơi đùa thoải mái với các em.
- Cho các em biết rằng cha mẹ có để ý thấy những điều tốt đẹp mà trẻ cố gắng làm.
- Để ý xem có những căng thẳng nào khác ảnh hưởng đến trẻ không như trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo, trong gia đình có thêm em bé mới hay bố mẹ cãi vã, mẹ hay ba sắp đi xa?
Các rắc rối về hành vi có thể làm cho đứa trẻ thiếu khả năng giải quyết các rắc rối, đối phó với những căng thẳng trong cuộc sống và vui hưởng những sinh hoạt bình thường với gia đình và bạn bè của trẻ. Việc học hành của trẻ cũng có thể bị xáo trộn. Hành vi quậy phá có thể làm cho các em khó lòng kết bạn và có thể làm tổn hại đến những mối quan hệ tình cảm trong gia đình. Nếu không điều trị, trẻ có thể tiếp tục gặp các rắc rối ở học đường, với luật pháp, trong công ăn việc làm và trong việc tạo dựng gia đình của trẻ khi trẻ lớn lên.
- Chứng bệnh tăng động giảm chú ý là gì?
Khi trẻ còn nhỏ có khoảng thời gian tập trung ngắn ngủi và hành động nông nỗi, nhưng khi trẻ lớn dần thì chuyện này thường khá hơn có nghĩa là khả năng chú ý tốt hơn. Nếu những khả năng chú ý kém khi chơi, khi học tập thì rắc rối này trở nên trầm trọng và kéo dài dai dẵng, có thể trẻ đã mắc bệnh tăng động giảm chú ý (tiếng Anh viết tắt là ADHD) gây ra những rắc rối đó.
Trẻ mắc phải chứng ADHD thường gặp khó khăn trong việc chú tâm vào những lời chỉ bảo, hoàn thành công việc, khó giao tiếp với những người khác và khó lòng ở yên một chỗ được.
Những dấu hiệu sau đây kéo dài hơn 6 tháng nên nghi ngờ đến khả năng trẻ bệnh ADHD:
- Dễ dàng bị xao lãng vì những chuyện xung quanh hay các ý nghĩ khác
- Không có khả năng tập trung chú ý lâu vào bất kỳ một việc gì.
- Hiếu động quá mức, không thể ngồi yên một chỗ hay im lặng
- Hành động bốc đồng mà không lường đến những hậu quả.
- Ứng phó với các hành vi ngỗ ngược
Bất luận là con mình có thể cư xử ra sao, các em cần được biết Cha Mẹ và người lớn sẽ không làm hại hay bỏ rơi các em. Trẻ cần biết rằng cha mẹ có thể giúp giải tỏa được tâm trạng của các em.
Cố gắng tìm hiểu xem những căng thẳng chính yếu là gì và làm sao để giải quyết những căng thẳng đó. Hãy dạy cho trẻ hiểu trẻ có thể giải tỏa được các tâm trạng trong lòng và có thể bộc lộ những tâm trạng ấy theo các cách hữu ích.
Con mình có thể cần được giúp đỡ để có thể đối phó với những rắc rối thường nhật trong gia đình, với bạn bè và trường học. Chữa trị sớm những rắc rối về hành vi có thể giúp trẻ:
- Biết cách làm thế nào kiềm chế được các hành vi của mình.
- Biết cách bộc lộ cơn giận dữ và bực tức theo những cách không gây tai hại
- Chịu trách nhiệm về những hành động của mình.
- Chịu chấp nhận những hậu quả do hành động của mình gây ra.
Những trẻ này có thể khó lòng kết bạn với các em khác, gặp rắc rối tại trường và bị gán lầm nhãn hiệu là ‘ Siêu quậy’. Khi các bậc cha mẹ thấy nghi ngờ con mình có những dấu hiệu trên và kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như vấn đề học hành của trẻ. Nên đưa trẻ đi khám tại Khoa tâm lý các bệnh viện chuyên khoa Nhi để được can thiệp sớm
Đăng bởi: Kiều Thanh Hà
Các tin khác
Lợi ích từ việc nghỉ hè với trẻ em 24/08/2024
Trẻ rối loạn tâm lý khi 26/05/2021
Trẻ bị stress do áp lực thi cử 13/04/2021
Tâm lý tuổi vị thành niên 14/12/2020
Trẻ em và thiết bị di động 01/08/2019
Khi nào Bạn cần cắt giảm café 07/04/2019
Dấu hiệu của khiếm khuyết học tập 24/03/2019