Bấm vào hình để xem kích thước thật

Tinh hoàn ẩn có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?

Ngày đăng:  19/12/2010

 
Lượt xem: 10031

Câu hỏi:

Con tôi năm nay 4 tuổi, cháu được bác sĩ chẩn đoán là bị tinh hoàn ẩn trái, có chỉ định mổ. Tôi thắc mắc là không biết bệnh này là như thế nào, có thường gặp không, có nhất thiết phải mổ không ,sau khi mổ  thì tinh hoàn của bé có trở về bình thường không và sau này có ảnh hưởng gì đến khả năng có con của bé không? Cám ơn bác sĩ nhiều

Trả lời:

Chị Anh thân mến,
Trong thời kì phôi thai, tinh hoàn di chuyển từ trong ổ bụng xuyên qua thành bụng ở vùng bẹn vào vị trí bình thường là bìu. Nếu trong quá trình này tinh hoàn gặp phải một sự cố gì đó mà không nằm ở bìu mà nằm ở bụng, ở bẹn thì gọi là tinh hoàn ẩn.
Tinh hoàn ẩn có trong 30% các trường hợp sinh non, nhưng với trẻ sinh đủ tháng, xuất độ chỉ còn khoảng 3%. Ở những trẻ có tinh hoàn ẩn, khoảng 70% trường hợp tinh hoàn sẽ xuống bìu trong những tháng đầu nhưng sau 1 tuổi thì tỷ lệ tinh hoàn ẩn xuống bìu rất ít, không đáng kể.
Tinh hoàn ẩn nếu không điều trị sẽ dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc:
    * Xoắn tinh hoàn do tinh hoàn không được cố định ở bìu như bình thường và phải cắt bỏ tinh hoàn nếu bị hoại tử.
    * Hóa ác: nguy cơ hóa ác của một tinh hoàn ẩn cao gấp 22 đến 40 lần so với tinh hoàn bình thường nằm ở bìu. Đặc biệt nếu tinh hoàn nằm trong ổ bụng thì nguy cơ hóa càng cao hơn nữa do nhiệt độ trong ổ bụng cao hơn ở bìu, do đó sẽ làm tinh hoàn không phát triển và giảm số lượng tế bào mầm . Ngoài ra, khi bị tinh hoàn ẩn một bên thì tinh hoàn đối diện cũng có nguy cơ hóa ác đến ¼ các trường hợp.
    * Giảm khả năng sinh sản gặp trong tinh hoàn ẩn 1 bên hay cả 2 bên: các số liệu cho thấy chỉ 25% các trường hợp tinh hoàn ẩn 2 bên đã điều trị phẫu thuật có số lượng tinh trùng bình thường. Vì thế vô sinh là không tránh được đối với những trường hợp có tinh hoàn ẩn 2 bên mà không điều trị. Một báo cáo năm 1975 cho thấy tỷ lệ có con là 90% khi điều trị ở giữa 1-2 tuổi, 50% ở giữa 2-3 tuổi, 40% giữa 5-8 tuổi , 30% giữa 9-12 tuổi và chỉ còn 15% khi quá 15 tuổi.
Do đó, sau khi mổ đưa tinh hoàn về vị trí bình thường ở bìu thì khả năng sinh tinh không còn bị ảnh hưởng nên khả năng có con cái sau này của bé là bình thường.
Phần lớn trường trường hợp tinh hoàn ẩn sau mổ phát triển như bình thường, tuy nhiên cũng có trường hợp sau mổ tinh hoàn bit teo nhỏ do biến chứng mạch máu nuôi nhưng rất hiếm.

Trả lời bởi: BS Trương Anh Mậu, khoa ngoại NĐ 2

[Trở về]

Các tin khác