Không nên băng garot khi trẻ bị rắn cắn
Ngày đăng: 07/11/2011
Lượt xem: 8361
Ngày 30/10/2011 khoa Cấp cứu bệnh viện Nhi Đồng 2 nhận một trường hợp bệnh nhi bị rắn cắn được chuyển đến từ bệnh viện Bình Dương.
Mẹ bé cho biết do nhà buôn bán nên sân nhà rộng và được trán bằng xi măng, xung quanh nhà được rào bằng cây hoa giâm bụp. Khoảng 20h30 ngày 29/10/2011, khi trời mưa tạnh, em T.O.H.N.Y – 9 tuổi , vừa bước ra sân thì bị một con rắn lục đuôi đỏ, thân bằng chiếc đũa cắn vào mắc cá chân trái. Gia đình phát hiện kịp thời nên đập chết con rắn, lấy mật rắn cắn đắp vào vết thương, băng garot, đưa em đi cấp cứu tại bệnh viện.
Khám lúc nhập viện, trên mắc cá chân trái có dấu răng rắn cắn cách nhau 1,5cm. Bé bị rối loạn đông máu toàn thân. Bé được truyền huyết tương tươi đông lạnh để phục hồi các yếu tố đông máu và chăm sóc hỗ trợ.
BS Nguyên Anh, khoa Cấp cứu, cho biết mỗi loại rắn có chứa độc tố riêng, có loại gây rối loạn đông máu, nạn nhân bị xuất huyết đa cơ quan, có loại tác động lên thần kinh gây liệt cơ, đặc biệt là cơ tim và cơ hô hấp làm nạn nhân tử vong nhanh chóng nếu không cứu chữa kịp thời.
Trong trường hợp nếu bị rắn cắn phải được xử lý sớm bằng cách băng ép bằng băng vải thun bảng rộng với một lực vừa phải, không nên garot quá chặt và kéo dài dễ làm “chết” vùng xa của chi do thiếu máu nuôi. Việc lấy mật rắn đắp vào vết thương chẳng những không có tác dụng mà còn dễ gây nhiễm trùng tại chỗ, hoại tử chỗ rắn cắn. Việc mô tả loại rắn là cần thiết, nếu có thêm xác rắn cắn sẽ giúp các bác sĩ nhanh chóng xác định loại rắn và chọn lựa huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu.
Để phòng ngừa, không nên cho trẻ chơi ở trong những bụi cây, bụi rậm, đống lá rụng vì đó là nơi rắn ưa thích ẩn nấp.
Đăng bởi: ThS.BS.Nguyễn Thanh Hải - Khoa Khám Bệnh
Các tin khác
Hội thảo chuyên đề định kỳ tháng 12/2024 04/12/2024
Thông báo mời tham dự Hội nghị Khoa học Ghép tạng Trẻ em năm 2024 tại Bệnh viện Nhi đồng 2 25/11/2024