HÃY CẢNH GIÁC VỚI BỆNH “TAY - CHÂN - MIỆNG” KHÔNG ĐIỂN HÌNH
Ngày đăng: 01/05/2009
Lượt xem: 9879
Cứ tới tháng 3, tháng 4 hằng năm, những ngày nắng nóng này là vào mùa của bệnh “
Ở đây, chúng tôi xin không đề cập đến những trường hợp bệnh “Tay – chân miệng” điển hình: sốt, ho vài tiếng., tiêu chảy đôi ba lần, nổi hồng ban bóng nước lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông…nhìn vô là biết, là chẩn đoán dễ dàng và khi đó sẽ theo dõi sát, dặn dò gia đình người bệnh chu đáo những dấu hiệu nặng của bệnh sớm như: giật mình, hốt hoảng, run chi, chới với, đi loạng choạng…để phòng ngừa và điều trị kịp thời.
Tuy nhiên những trường hợp bệnh “Tay – chân –miệng” không điển hình mới đáng nói, chính vì không điển hình nên chúng ta (các bác sĩ trẻ mới ra trường, hay các đồng nghiệp ở tuyến cơ sở, thậm chí cả những đồng nghiệp không làm nhi, chưa từng gặp bệnh này) dễ chẩn đoán sai, không nhìn ra bệnh, nên vấn đề theo dõi không sát sao dễ bỏ sót không xử trí kịp thời khi biến chứng xảy ra.
Khoa chúng tôi đã gặp có trường hơp chỉ sốt, ho vài tiếng, tiêu chảy vài lần, hai ba ngày sau là xuất hiện biến chứng, khám chẵng thấy sang thương ở miệng cũng như ở tay chân, thậm chí tìm kỹ lắm cũng chỉ thấy 1 – 2 nốt hồng ban rất mờ nhạt. Có trường hợp bệnh chỉ biểu hiện sốt, ho khò khè, nhiều khi chẩn đoán lầm là hen phế quản hoặc viêm thanh khí phế quản. Cũng có trường hợp bệnh nhi chỉ nhập viện vì ói, tiêu chảy và được điều trị như một rối loạn tiêu hóa. Chúng tôi cũng đã gặp có trường hợp bệnh nhi đã 9 tuổi, trước đó khỏe mạnh, chỉ khoảng 2, 3 ngày có sốt, ói vài lần, nhức đầu, mệt, khi nhập viện đã đi vào trụy tim mạch, vấn đề điều trị cực kỳ khó khăn. Và còn nhiều trường hợp không điển hình khác khiến chúng ta chẩn đoán lầm, chẩn đoán trễ khiến nhiều khi có tiền cũng đành bó tay.
Chính vì lẽ đó chúng tôi mạnh dạn đánh một hồi chuông cảnh báo với các đồng nghiệp nhất là đối với các đồng nghiệp ở tuyến cơ sở, các đồng nghiệp trẻ phải luôn đề cao cảnh giác, phải nghĩ đến bệnh và phải biết nhận ra các dấu hiệu nặng của bệnh để gửi bệnh nhi tới các bệnh viện có khả năng chữa trị tốt nhất như Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2. Đặc biệt cần phối hợp tốt với các phương tiện truyền thông: báo, đài, tivi, nhắc lại tính chất nguy hiểm của bệnh “Tay – chân – miệng”, tính chất lây lan của bệnh, các bác sĩ phải luôn dặn dò bệnh nhân các dấu hiệu nặng của bệnh để họ đưa con em tới bệnh viện kịp thời, nhất là khi thấy đứa trẻ có những bất ổn mà chỉ người nhà mới dễ nhận thấy nhất. Người bác sĩ còn không được quên dặn dò gia đình người bệnh phòng ngừa sự lây lan trong cộng đồng bằng các biện pháp vệ sinh môi trường ở, vệ sinh thân thể, an toàn thực phẩm… có như vậy bệnh “Tay – chân – miệng” mới không trở thành nổi ám ảnh của mọi người kể cả đối với đội ngũ y bác sĩ chúng ta.
Đăng bởi: BS.CK2. Nguyễn Thanh Hương - TK. Nội Tổng Hợp
Các tin khác
Hưởng ứng Ngày thị giác thế giới 07/10/2024
Nên làm gì để phòng ngừa sâu răng 22/06/2019
Nhận biết điếc ở trẻ nhỏ 15/07/2018
Hiểu về viêm Amygdal 01/03/2018
Một số thực phẩm tốt cho răng 04/03/2017
Làm cho trẻ vui khi đánh răng ! 24/11/2016