Khi nào trẻ bị stress ?
Ngày đăng: 27/04/2009
Lượt xem: 9693
Stress là gì?
Stress là một phản ứng của cảm xúc và cơ thể trước một sự thay đổi của môi trường để giúp cơ thể thích nghi với sự thay đổi đó. Stress hay căng thẳng thần kinh là vấn đề luôn gặp cuộc sống của mỗi người. Sự căng thẳng cũng có những mặt khác nhau. Stress có thể là đòn bẩy để cung cấp năng lực cho mọi người, giúp mọi người chịu đựng tốt hơn trong cuộc sống và vươn lên để hoàn thành tốt các nhiêm vụ. Tuy nhiên, căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng nhiều đến sinh họat và sức khỏe.
Với trẻ nhỏ, stress cũng là nguyên nhân gây nên một số triệu chứng về thể chất như đau đầu, đau bụng, thở nhanh, thở hớt, cắn móng tay, rối lọan giấc ngủ….. và một số cơn đau không tìm thấy nguyên nhân thực thể ở trẻ.
Nguyên nhân gây ra stress?
Nguyên nhân gây nên sự căng thẳng ở trẻ có thể xuất phát từ trong gia đình và nhà trường. Theo tứng lứa tuổi, những điều bên dưới thường làm cho trẻ lo lắng trong cuộc sống:
Với trẻ mầm non và cấp 1:
ü Xa cách cha mẹ
ü Chứng kiến ba mẹ cãi vã nhau
ü Sợ mình không ngoan
ü Sợ ba mẹ không thương
ü Sợ cô giáo đánh
ü Sợ bị bạn khác bắt nạt
ü Sợ bị ép ăn, vệ sinh
ü Ganh tỵ anh chị em
Với trẻ lớn hơn (cấp 2 trở lên):
ü Áp lực học tập hay tự đặt áp lực cho bản thân để làm vui lòng người lớn
ü Người lớn không hiểu nhu cầu của trẻ
ü Người lớn kỳ vọng quá nhiều vào trẻ trong khi đó trẻ không có khả năng
ü Bị bạn bè bắt nạt
ü Không có nhiều thời gian với cha mẹ
ü Căng thẳng vì nhiều bài tập không thể giải quyết
ü Áp lực đồng đẳng
ü Lo lắng vì những thay đổi của cơ thể ở tuổi dậy thì
ü Chứng kiến cảnh cha mẹ cãi nhau
ü Di chuyển đến một nơi khác
ü Bị ép làm những điều khong thích
ü Phát triển cảm xúc chưa phù hợp với tuổi
Biểu hiện của việc quá tải do stress hay stress tiêu cực?
Trẻ có thể có những biểu hiệu sau đây:
ü Trẻ hay than vãn về một số dấu hiệu cơ thể như: đau đầu, chóng mặt, đau bụng, mỏi tay chân.
ü Trẻ có vẽ hiếu động, nói nhiều nhưng ít đúng với mục đích cần nói.
ü Tính khí thất thường, ngại tiếp xúc với người khác.
ü Trước đây học rất tốt nhưng nay sa sút.
ü Kém tập trung, có vẻ cố gắng tập trung nhưng không thể hòan thành công việc như trước đây.
ü Trẻ thờ ơ với các sinh họat thường ngày, có vẻ đãng trí.
ü Trẻ có những hành vi chống đối lại người khác như hổn hào, trộm cắp.
ü Trẻ có vẻ thiếu tự tin với những việc trước đây trẻ đã làm được hoặc có vẻ lệ thuộc cha mẹ hơn trước.
Phụ huynh làm gì khi phát hiện con mình bị quá tải do stress?
Tìm hiểu xem nguyên nhân nào dẫn đến những triệu chứng của trẻ. Nên liên hệ với cô giáo ở trường để được hổ trợ thêm, giảm áp lực học tập cho trẻ nếu nguyên nhân đến từ việc học. Cho trẻ tham gia các họat đông thể dục thể thao hay họat động ngọai khóa để giúp trẻ đỡ căng thẳng hơn. Tăng cường động viên, trò chuyện với trẻ. Điều cần thiết phụ huynh phải làm là không nên quá căng thẳng khi tiếp xúc với con.
Trong trường hợp cha mẹ đã tìm mọi cách để giúp con nhưng không thể cải thiện được tình hình nên cho trẻ đến gặp bác sỹ nhi khoa hoặc chuyên viên tâm lý. Can thiệp kịp thời giúp trẻ hòa nhập lại tránh tình trạng stress quá dài có thể gây ra rối lọan lo âu hoặc trầm cảm.
Đăng bởi: CNTL. Trương Quốc Cường - Khoa Tâm Lý
Các tin khác
Lợi ích từ việc nghỉ hè với trẻ em 24/08/2024
Trẻ rối loạn tâm lý khi 26/05/2021
Trẻ bị stress do áp lực thi cử 13/04/2021
Tâm lý tuổi vị thành niên 14/12/2020
Trẻ em và thiết bị di động 01/08/2019
Khi nào Bạn cần cắt giảm café 07/04/2019
Dấu hiệu của khiếm khuyết học tập 24/03/2019