Khàn giọng ở trẻ
Ngày đăng: 17/01/2013
Lượt xem: 31017
Giọng nói phát ra là do sự phối hợp phức tạp của nhiều cơ quan trong đó việc đóng mở kết hợp với rung dây thanh âm cũng góp phần quan trọng giúp chúng ta phát âm ( ví dụ như những âm ư.ư.., a.a..) và nói ra lời . Khi có bất kỳ một bất thường nào về cấu trúc & chức năng của dây thanh âm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giọng ,cao độ, trường độ của giọng nói khiến cho người bệnh không nói lớn được, nói giọng hơi, nói hổn hển,giọng khàn, nói mau mệt .
Ở trẻ em, tình trạng cảm lạnh,cảm cúm gây việm nhiễm đường dẫn khí là nguyên nhân gây khàn giọng , trong trường hợp này cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị và trẻ sẽ hết khàn giọng sau khi tình trạng viêm nhiễm được chữa khỏi.
Ngoài ra ,nguyên nhân khác gây khàn giọng trẻ em là do hạt đối dây thanh âm ,đây là tình trang dây thanh âm đóng không kín do xuất hiện hạt nhỏ trên 2 dây thanh .Hạt đối dây thanh thường gặp ở trẻ sử dụng giọng quá mức , trẻ hay khóc , la hét nhiều, trẻ nói quá lớn hay nói nhanh trong những môi trường ồn ào, nói giọng căng, trẻ hay bắt chước nhân vật hoạt hình, trẻ hay ho , tằng hắng.Đối với trường hợp này chỉ cần chăm sóc giọng đúng thì tình trạng khàn giọng sẽ được chữa khỏi.
Để giúp trẻ chăm sóc & sử dụng giọng đúng ,chuyên viên Âm ngữ trị liệu sẽ hướng dẫn một số phương pháp sau đây :
- Trước tiên cần thay đổi hành vi của trẻ, không cho trẻ la hét nhiều, thay vì la hét khi gọi ai đó , chúng ta nên dạy trẻ bước đến gần người đó để gọi.
- Cho trẻ chơi những trò chơi tĩnh như tô màu, xếp hình…để hạn chế la hét.
- Cho trẻ uống nhiều nước.
- Tránh lạm dụng giọng quá mức bằng cách nói nhẹ, nói chậm nhưng không nói thì thầm
- Khuyến khích trẻ thư dãn.
- Tập hít thở
- Dùng ký hiệu để nhắc nhở trẻ sử dụng giọng nói phù hợp
- Vặn nhỏ ti-vi khi nói chuyện với trẻ
- ……
Trẻ cần đến bệnh viện để được kiểm tra & hướng dẫn phương pháp chăm sóc giọng.
Đăng bởi: CN.VLTL.Lê Thị Đào
Các tin khác
Cảnh giác chấn thương thận kín ở trẻ em 12/07/2023
Tắc ruột vì 14/01/2021