Bấm vào hình để xem kích thước thật

Một số điều cần biết về bệnh lỗ tiểu thấp

Ngày đăng:  16/07/2013

 
Lượt xem: 21991

  1. Lỗ tiểu thấp (LTT) là gì?
  • LTT là dị tật bẩm sinh ở dương vật thường gặp nhất, trong đó lỗ tiểu (lỗ sáo) ở vị trí mặt bụng dương vật. Các vị trí lỗ tiểu có thể thau đổi từ khấc quy đầu đến giữa bìu và hậu môn.

 

  1. Lỗ  tiểu thấp có di truyền không? Khi nào phẫu thuật cho em bé bị lỗ tiểu thấp tốt nhất?
  • Lỗ  tiểu thấp không có di truyền. Tuổi phẫu thuật được cho trẻ là từ 1 đến 3 tuổi . Vì phẫu thuật ở lứa tuổi này, bé không nhớ là mình đã được phẫu thuật ở bộ phận sinh dục, sẽ không bị mặc cảm.
  1. Vậy hơn 3 tuổi mổ vẫn được chứ?
  • Được. Tuy nhiên mổ ở tuổi người lớn thì nhiều biến chứng hơn. Trường hợp cháu bị tật dương vật nhỏ (micropenis) thì phải chờ đến khi dương vật đủ lớn mới phẫu thuật được. Bác sĩ phẫu thuật là người quyết định thời điểm phẫu thuật.
  1. Khi nào mổ 1 lần, khi nào 2 lần?
  • Tùy theo quyết định của bác sĩ phẫu thuật trong lúc mổ. Đa số là một lần, khi dương vật bị cong nặng thì mổ 2 lần. Nếu có biến chứng dò niệu đạo, hẹp niệu đạo sau lần mổ tạo hình niệu đạo thì phải có thêm một lần mổ để điều trị biến chứng. Biến chứng có tỉ lệ cao hơn trong những trường hợp đoạn niệu đạo mới dài.
  1. Có cần thay băng hàng ngày sau mổ? Nước tiểu thấm vào băng có cần thay băng không?
  • Không, chỉ thay băng khi băng dơ, nếu băng sạch thì thay băng sau 4, 5 ngày. Nước tiểu là chất sạch, không gây nhiễm trùng.
  1. Có kiêng cử gì về việc ăn uống sau khi mổ không?
  • Không.
  1. Bao lâu sau có thể  mổ để điều trị biến chứng dò niệu đạo?
  • Sớm nhất là 6 tháng sau. Vì mổ sớm hơn kết quả sẽ không tốt.
  1.  Sau mổ cần tái khám không?
  • Cần, vì bác sĩ sẽ đánh giá kết quả phẫu thuật để dặn dò thân nhân bệnh nhi.

Đăng bởi: PGS.TS.BS.Lê Tấn Sơn - Trưởng khoa Ngoại Niệu.

[Trở về]

Các tin khác

Tắc ruột vì  14/01/2021