U hạt rốn
Ngày đăng: 15/08/2013
Lượt xem: 53122
U hạt rốn là tình trạng chậm biểu bì hóa sau rụng rốn khiến mô hạt phát triển quá mức.
Nguyên nhân: Thông thường u hạt rốn xảy ra ở những trẻ chậm rụng rốn, thường quá 6-8 ngày sau sanh. Điều này tạo điều kiện u hạt phát triển.
Chẩn đoán:
- Cơ năng: bé rụng rốn trễ, u hạt rỉ dịch vàng nhạt vùng rốn, mủ đục hôi nếu có bội nhiễm.
- Thực thể: khám thấy u hạt màu đỏ nhạt.
- Xét nghiệm: siêu âm giúp chẩn đoán phân biệt với tồn tại ống rốn niệu, tồn tại ống rốn ruột.
Chẩn đoán phân biệt:
- Tồn tại ống rốn niệu: rỉ nước tiểu liên tục, nhất là những lúc bé tiểu. Khi thăm khám đè nhẹ lên vùng bàng quang sẽ thấy nước tiểu rỉ ra. Siêu âm và chụp đường dò cản quang giúp phát hiện sự thông thương với bàng quang. Bệnh có chỉ định phẫu thuật cắt đường thông thương.
- Tồn tại ống rốn ruột: rỉ phân qua vùng rốn.
- Thoát vị cuống rốn nhỏ: phì đại chân rốn, bên trong là ruột.
Xử trí:
- U hạt nhỏ được chấm đốt bằng Nitrat bạc 75%(AgNO3) 2 lần/tuần trong 4 tuần. Thủ thuật cần được nhân viên y tế thực hiện tránh gây bỏng xung quanh chân rốn. Cần bôi Vaseline xung quanh rốn trước khi thực hiện thao tác để tránh gây bỏng nếu thuốc có chạm xung quanh.
- Nếu chấm u hạt bằng Nitrat thất bại hoặc u hạt to, có cuống; thì việc điều trị bằng đốt điện là phù hợp.
Theo dõi và tái khám: Chăm sóc tại nhà sau mỗi lần chấm, tái khám ngay nếu chảy mủ, máu, quầng đỏ quanh rốn.
Đăng bởi: Ths.Bs.Phạm Ngọc Thạch - PP.KHTH
Các tin khác
Cảnh giác chấn thương thận kín ở trẻ em 12/07/2023
Tắc ruột vì 14/01/2021