TRỊ LOÉT MIỆNG CHO BÉ
Ngày đăng: 27/03/2009
Lượt xem: 9618
Những vết loét nhỏ có hình tròn hoặc trái xoan thường xuất hiện ở vùng môi dưới, lưỡi, lợi và bên trong má của bé.
Dấu hiệu:
- Bé bị đau, nhất là khi phải nhai, nuốt thức ăn. Bé trở nên mệt mỏi, kém ăn.
- Với bé ở tuổi ăn dặm, bé có thể bị xót khi ăn phải những loại thức ăn có vị chua, cay, ngọt.
Nguyên nhân
- Bé bị viêm nhiễm vùng khoang miệng. Do cha mẹ chăm sóc vùng răng miệng của bé không đúng cách.
- Bé bị dị ứng thức ăn.
- Bé bị thiếu hụt chất sắt, vitamin (đặc biệt là vitamin B12 và vitamin C).
- Do bé bị mắc các chứng bệnh về đường ruột, da liễu. Bé bị căng thẳng, thiếu cân bằng hormone…
Chăm sóc bé
- Tình trạng loét miệng ở bé khó được phát hiện kịp thời nếu bạn không chịu khó kiểm tra miệng bé. Do vậy, nhiều bậc cha mẹ thấy bé lười ăn nên ra sức ép bé. Kết quả, miệng bé càng bị đau rát, khó chịu hơn.
- Cha mẹ không nên tự ý bôi thuốc hoặc nghiền đỗ xanh (hoặc bất kỳ một loại lá cây, thảo mộc nào) đắp lên chỗ loét cho bé. Làm như vậy, tình trạng viêm loét ở bé càng bị lây lan nhanh chóng.
- Với bé bú bình, bạn nên chọn loại bình có núm vú cao su mềm để bé không bị đau miệng.
- Với bé ăn dặm, bạn nên cho bé dùng những loại thức ăn mềm, lỏng, tránh những loại thức ăn cay, chua, mặn, nóng… Nên cho bé ăn uống đầy đủ để tăng cường sức đề kháng.
- Bạn nên vệ sinh răng, miệng cho bé hàng ngày.
- Nên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước và sau mỗi lần chăm sóc răng, miệng cho bé để tránh nhiễm khuẩn.
- Thông thường những vết loét miệng này ở bé sẽ tự khỏi trong vòng 10-14 ngày sau đó. Tuy nhiên, trường hợp nặng, bạn nên đưa bé đi khám Bs.
Đăng bởi: ĐD Võ Thị Bích Thảo – Khoa tiêu hóa – Sưu tầm & tổng hợp.
Các tin khác
Hộp thuốc cấp cứu phản vệ 23/04/2018
Quy trình bệnh nhân xuất viện 23/04/2018
Quy trình tiếp nhận bệnh nhân BHYT nằm viện 23/04/2018
Quy trình giải quyết bệnh nhân tử vong 23/04/2018
Quy trình thở NCPAP 10/03/2018
Quy trình chạy thận nhân tạo 10/03/2018
Quy trình đeo vòng tay 10/03/2018
Nuôi ăn qua lỗ mở dạ dày ra da 10/03/2018