BỆNH THỦY ĐẬU
Ngày đăng: 19/01/2009
Lượt xem: 9391
Đây là một loại bệnh truyền nhiễm gây ra do siêu vi varicella zoster.
Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp.
Bệnh xảy ra ở trẻ em lẫn người lớn.
DẤU HIỆU CHÍNH CỦA BỆNH:
- Những bóng nước lớn nổi trên bề mặt da và niêm mạc.
- Người bệnh thủy đậu có thể truyền bệnh cho người khác từ khoảng 5 ngày trước khi bắt đầu xuất hiện bóng nước đầu tiên, và còn có thể tiếp tục lây bệnh cho đến khi tất cả mụn nước đã đóng thành vảy.
Những triệu chứng sau có thể gợi ý rằng trẻ mắc bệnh thủy đậu:
- Sốt nhẹ, đau họng, nhức đầu..
- Nổi hồng ban, sau đó nhanh chóng chuyển thành bóng nước chứa dịch trong, sau 24 giờ thì bóng nước hóa đục.
- Bóng nước gây ngứa dữ dội.
- Bóng nước xuất hiện ở thân mình, sau đó tiến đến vùng đầu mặt, tay chân…
- Sau khoảng 5 ngày, những bóng nước này vỡ ra và đóng mài.
Khi thấy trẻ có những dấu hiệu trên, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám bệnh sớm để được Bác sĩ chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Bệnh thủy đậu có lây, có nguy hiểm không ?
- Khi một người bị bệnh thủy đậu ho hay hắt hơi, vi rút sẽ được “bắn” vào không khí và nếu chẳng may hít phải, trẻ sẽ có nhiều khả năng bị mắc bệnh. Một số ít trường hợp, bệnh có thể lây khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ bóng nước trên cơ thể người bệnh thủy đậu.
- Đa số trường hợp, bệnh thủy đậu thường nhẹ và sẽ tự khỏi sau vài ngày, một số ít trường hợp bệnh có thể gây ra những hậu quả như:
+ Để lại những sẹo rỗ trên da.
+ Viêm mô tế bào do nhiễm thêm vi trùng , viêm phổi, viêm não…
Đăng bởi: CNĐD Thu Nhi – Tổng hợp
Các tin khác
Hộp thuốc cấp cứu phản vệ 23/04/2018
Quy trình bệnh nhân xuất viện 23/04/2018
Quy trình tiếp nhận bệnh nhân BHYT nằm viện 23/04/2018
Quy trình giải quyết bệnh nhân tử vong 23/04/2018
Quy trình thở NCPAP 10/03/2018
Quy trình chạy thận nhân tạo 10/03/2018
Quy trình đeo vòng tay 10/03/2018
Nuôi ăn qua lỗ mở dạ dày ra da 10/03/2018