Trẻ nghịch phá, không tập trung là bệnh tăng động giảm chú ý?
Ngày đăng: 29/04/2009
Lượt xem: 22202
Câu hỏi:
Hai vợ chồng tôi có duy nhất 01 cháu trai, cháu sinh năm 2003, cháu rất nghịch ngợm từ bé đến giờ nhưng gia đình chỉ nghĩ cháu hiếu động thôi chứ không nghĩ gì khác.
Gần đây qua sách báo và trang Web của bệnh viện nói về chứng hiếu động quá của trẻ em dẫn đến lơ là, không chú ý đến học tập. Chúng tôi về cũng thử quan sát cháu thì cũng thấy hình như là như vậy, nhưng chúng tôi cũng không có chuyên môn để khẳng định điều đấy.
Chỉ thấy khi cháu đi học bơi, cháu không hề để ý đến lời thầy giáo dạy cứ nhìn ngó lung tung không chú ý, ở nhà không lúc nào ngôi yên cứ luôn chân luôn tay, đi học mẫu giáo cháu cũng không tập trung nghe cô giảng bài và cô mẫu giáo cũng nói cháu rất hiếu động nhưng lại rất thông minh.
Đến tháng 09/2009 này cháu đi học lớp 1 rồi mà tôi thấy không tập trung được thì cảm thấy rất lo lắng.
Xin bác sỹ tư vấn có phải con tôi bị như vậy là mắc chứng bệnh hiếu động quá không?
Tôi phải làm sao cho bé được tập trung học, bớt nghịch ngợm, biết nghe lời người lớn.
Rất mong nhận được thư trả lời của các bác sỹ tư vấn.Tôi xin trân trọng cảm ơn
Trả lời:
Trả lời :
Chào chị!
Rất khó nói con chị có bệnh tăng động kém tập trung chú ý (ADHD) hay không. Bởi vì muốn xác định bệnh, chúng tôi cần phải được quan sát trưc tiếp và theo dõi trẻ trong khoảng một thời gian.
Tuy nhiên, tôi cũng có vài lời xin trao đổi cùng chị. Tôi xin nhắc lại một vài đặc điểm của ADHD:
• ADHD là bệnh lý thường gặp ở trẻ em chiếm tỉ lệ 3-5% (tỷ lệ tại Mỹ)
• Rối loạn này thường khởi phát sớm (5 năm đầu tiên của cuộc đời).
•
• Biểu hiện như:
– Hoạt động quá mức
– Khó kiểm soát hành vi, bồng bột
– Kém khả năng tập trung chú ý
– Gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt, học tập và trong các mối quan hệ xã hội.
• Các rối loạn nhiều hay ít tùy thuộc vào từng trẻ và môi trường xung quanh.
• Xảy ra ở mọi nơi (ở nhà, trường học, bệnh viện, nơi công cộng…),
• Trong mọi hoàn cảnh, trong tất cả các mối quan hệ.
• Thời gian kéo dài ít nhất 6 tháng.
Tuy nhiên, có rất nhiều trẻ nhỏ bình thường nhưng hiếu động. Những trẻ này thường rất thông minh và khả năng tập trung chú ý khá tốt. Chính vì thông minh và tập trung chú ý tốt nên chỉ cần nghe một lần, trẻ đã hiểu và không cần tập trung để nghe tiếp. Vì vậy chúng ra dễ hiểu lầm là trẻ không tập trung.
Làm sao để trẻ bớt nghịch ngợm, hãy để cho trẻ được vui chơi thoải mái với điều kiện là chơi đúng nơi quy định và trong một khoảng thời gian cho phép. Dạy trẻ thu xếp đồ chơi và vật dụng trong nhà ngăn nắp. Yêu cầu trẻ giúp đỡ các công việc trong khả năng và sự yêu thích của trẻ. Cho trẻ tham gia các trò chơi vận động có độ khó để phát triển các kỹ năng vận động (tinh, thô).
Nếu muốn biết nhiều thông tin hơn. Xin chị liên hệ Khoa Tâm Lý - Bệnh Viện Nhi Đồng 2
Trả lời bởi: BS. Đặng Ngọc Thạch - Khoa Tâm Lý
Các tin khác
Các dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ 05/02/2016
Chậm phát triển trí tuệ 05/05/2015
Không biết là bé có bị tự kỷ không ? 04/05/2015
Càng lớn bé càng ít nói và hay cáu giận 27/03/2015
36 tháng nhưng bé vẫn chưa nói được nhiều? 25/03/2015