Bấm vào hình để xem kích thước thật

Bệnh Tả

Ngày đăng:  08/06/2010

 
Lượt xem: 9583

Đâu là nguyên nhân gây ra  bệnh tả ?

Bệnh dịch tả là bệnh tiêu chảy cấp gây mất nước và chất điện giải trầm trong vài giờ do vi trùng Vibrio Cholerae 01 và 0139 và được Robert Koch phân lập vi khuẩn tả năm 1883ở Ai Cập

Bệnh tả có thể gây thành đại dịch toàn  cầu và có lịch sử trên 2000 năm.Từ năm 1816 đến nay đã gây 09 đại dịch trên toàn cầu.

 

Các đại dịch xác đại dịch xảy ra trong quá khứ:

      1.  1816-1826 :  Bengan, India,China Caspian Sea

      2.  1829-1851 :  Châu Âu, London,Paris

      3.  1852-1860 :  Nga, London, Chicago 

      4.  1863-1875 :  Âu Châu và Nam Phi.

      5.  1881-1896 :  Hamburge, Đức

      6.  1899-1923 :  Châu Âu, Nga.

      7.  1961-1970 :  Indionesia, Banladesh, India,Nam Phi,Ý,Nhật.

      8.  1991-1994 :  Nam Mỹ,Peru

      9.  2000- 2007:  Dịch rải rác ở Châu Phi, Apganistan,Iraq

Ở Việt Nam không xuất hiện dịch lớn nhưng lẻ tẻ vẫn có những trường hợp mắc bệnh.

TÁC NHÂN GÂY BỆNH

Là Vibrio Cholerae thuộc gia đình Enterobacteriaceae  Gram(-),hình dấu phẩy,kích thước:1,53µmX0,5µm,có lông tô,di động. Tồn tại trong nước và thức ăn khoảng 1tuần và nhiều năm liền trong các loài thân mềm ở vùng ven biển nên thích hợp ở những nguồn nước lợ vùng ven biển,ven sông.Phẩy tả phát triển tốt ở nhiệt độ  ≥ 17 ovà nước muối :2-3%. Bị tiêu diệt ở nhiệt độ 55oC trong 20 phút, ở nhiệt độ 80 o C sau 5 phút và chất diệt khuẩn thông  thường

ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN

 Lây qua thức ăn và nước bị nhiễm: Chính nước uống bị nhiễm và nước sinh hoạt lấy từ sông, rạch,ao, hồ, giếng bị nhiễm mà khi tắm hoặc sửa soạn thức ăn người bệnh vô tình nuốt phải cũng có thể lây lan qua tay bẩn và dụng cụ bị hoại nhiễm. Thức ăn cũng có vai trò rất quan trọng trong vấn đề truyền bệnh như rau sống tưới bằng nước bị nhiễm hoặc rau sống mua ở chợ bị nhiễm bởi nước có chứa vi trùng tả. Bản thân người thải ra vi trùng không triệu chứng đứng  ra chế biến thức ăn sẽ gây hoại nhiễm cho các loại thức ăn này đây là kiểu lây trong gia đình hoặc quán ăn hay trong các buổi tiệc.Bệnh tả cũng có thể lây qua các thức ăn hải sản không nấu kỹ Lây trực tiếp từ người bệnh sang người lành thì hiếm gặp và nguy cơ ở những người đi du lịch: 0,2/100.000→500/100.000 ( khi đến và cư trú dài ngày ở vùng có dịch)

TRIỆU  CHỨNG

Sau thời kỳ ủ bệnh từ vài giờ đến 48 giờ triệu chứng điển hình của tả là tiêu phân lỏng xối xả với số lượng lớn ( ≥1 lít phân trong 1giờ) kế đến là ói mửa diễn tiến nhanh chóng đưa đến tình trạng trụy tim mạch và tử vong (tỷ lệ tử vong ≥ 60% nếu không điều trị không kịp thời)

Dấu hiệu đầu tiên là người bệnh thấy sôi ruột, đầy hơi, chướng bụng hầu hết các trường hợp không sốt,tiêu phân lỏng toàn nước điển hình là phân” như nước vo gạo” mùi tanh như “cá chết” đôi khi lợn cợn nhiều màng trắng nếu người bệnh đi tiêu phân lỏng nhiều sẽ đưa đến tình trạng mất nước Nhưng cũng lưu ý người bị nhiễm phẩy tả có thể không có triệu chứng hoặc tiêu chảy thoáng qua.

              ·  Mất nước nặng:( Độ 3:10%-15%  trọng lượng cơ thể) người bệnh khát nước nhiều,da nhăn nheo, mất đàn hồi da, mắt trũng, lạnh toàn thân, không có nước tiểu,mạch nhanh khó bắt, huyết áp thấp hoặc không nghe dược. Đối với trẻ em có 2 trong các dấu hiệu:

                     1. Li bì hoặc hôn mê.

                     2. Mắt trũng

                     3. Không uống được hoặc uống kém

                     4. Nếp véo da mất rất  chậm >2 giây

   · Mất nước trung bình:(Độ 2: 6%-10% trọng lượng cơ thể) người bệnh khát nước vừa,da khô, tay chân  lạnh toàn thân, nước tiểu ít,mạch nhanh nhỏ, huyết áp thấp  Đối với trẻ em có 2 trong các dấu hiệu:                  

                     1. Kích thích, vật vã

                     2. Mắt trũng

                     3. Khát nước hoặc uống háo hức

                     4. Nếp véo da mất rất  chậm < 2 giây

   · Không mất nước: ( Độ 1: < 5%  trọng lượng cơ thể)

Ói mửa thường xuất hiện vào giai đoạn đầu của bệnh và làm khó khăn thêm việc cho uống bằng dường miệng

Ngoài hai triệu chứng trên người bệnh còn than đau bụng, đau cơ,bứt rứt,lo âu và có thể rối loạn tri giác.

Đối với trẻ em có thể có sốt nhiệt độ >38o C, rối loạn tri giác, hạ đường trong máu, bé mất nước nhiều làm lượng máu đến thận ít hoặc là do bù nước và các chất điện giải không đầy đủ đưa đến thận bị suy.

 

Đăng bởi: BS.CK2. Huỳnh Trọng Dân - Khoa Nhiễm

[Trở về]

Các tin khác