Bấm vào hình để xem kích thước thật

Bệnh tim bẩm sinh (tiếp theo)

Ngày đăng:  25/12/2010

 
Lượt xem: 19866

 Trẻ bị dị tật tim bẩm sinh sẽ được điều trị như thế nào?

   Trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh cần được các Bác sĩ phát hiện sớm và điều trị.

   Các Bác sĩ Tim mạch Nhi khoa sẽ chẩn đoán xác định loại dị tật tim bẩm sinh, chăm sóc theo dõi sức khỏe định kỳ, và điều trị nội khoa (nâng đỡ thể lực, điều trị các biến chứng như nhiễm trùng phổi, suy tim, cơn tím …nếu có) trước và sau khi phẫu thuật sửa chữa các các dị tật về tim mạch. 

   Có một số dị tật tim bẩm sinh phức tạp và nặng ngay sau sinh, nên trẻ cần phải được phẫu thuật sữa chữa ngay, nếu không trẻ sẽ không thể sống được.

   Có một số dị tật tim bẩm sinh tuy không nặng và gây tử vong ngay sau sinh, nhưng nếu không được phẫu thuật sữa chữa sẽ dẫn đến các biến chứng (tùy theo loại tim bẩm sinh mà có các biến chứng khác nhau) và nếu không xử trí kịp thời các biến chứng trẻ cũng có thể tử vong.

   Cũng có một số dị tật tim bẩm sinh rất nhẹ, dù không được phẫu thuật sữa chữa, trẻ cũng có thể sống đến già. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng cần phải biết rằng dù nhẹ đi chăng nữa thì trẻ cũng có dị tật tim bẩm sinh chứ không phải là một cơ thể hoàn toàn bình thường.

   Đối với trẻ có dị tật tim bẩm sinh khi cần làm các thủ thuật có thể gây chảy máu như nhổ răng, nội soi,.. cần phải báo cho các Bác sĩ, Nha sĩ biết để cho trẻ uống hay chích thuốc kháng sinh dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn trước khi làm thủ thuật 1giờ.

   Trẻ có dị tật tim bẩm sinh sẽ được các Bác sĩ Phẫu thuật Tim mạch Nhi khoa phẫu thuật sữa chữa các dị tật ở tim để tim trở về cấu trúc bình thường hay gần như bình thường.   

    Ngày nay, với sự phát triển của ngành Tim mạch học can thiệp, đối với một số bệnh tim bẩm sinh ngoài việc phải phẫu thuật để sữa chữa các dị tật ở tim, các Bác sĩ Tim mạch Nhi khoa có thể đưa các thiết bị/dụng cụ vào tim từ các mạch máu như động mạch/tĩnh mạch đùi hay dưới đòn qua da để bít các lỗ thông trong tim hay nong và sửa chữa các van bị hẹp mà không cần phải mở lồng ngực, giúp trẻ tránh được một cuộc đại phẫu. 

Đăng bởi: BS.CKII.Trịnh Hữu Tùng - Trưởng phòng KHTH

[Trở về]

Các tin khác

Ngất ở trẻ 06/11/2011